Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Nguyên nhân gây bệnh và các phòng tránh ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng (NPC) hay thường được gọi là "ung thư mũi" xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển từ các mô trong mũi hầu, khu vực phía sau khoang mũi và trên mặt sau của cổ họng. Vì các tính chất đặc biệt của nó, ung thư biểu mô vòm họng (NPC) thường được thảo luận như một sự tồn tại riêng biệt với các ung thư cổ và đầu khác.

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư vòm họng vẫn chưa được biết nhưng các nhà khoa học đã khẳng định một số yếu tố liên quan như môi trường, do virut Epstein Barr (EBV), do di truyền hoặc kết hợp cả những lý do trên. Độ tuổi mắc bệnh thường từ 20 – 65 tuổi, nam nhiều hơn nữ.

 1. Ung thư vòm họng do yếu tố di truyền 

- Từ chỗ nhận xét ung thư vòm họng có mức độ tần suất khác biệt giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới người ta cho rằng nguyên nhân của K vòm có liên quan đến yếu tố di truyền dựa trên hệ kháng nguyên HLA. Nếu cha hoặc mẹ bạn đã từng bị ung thư vòm họng thì khả năng bạn bị ung thư vòm họng sẽ cao.

 2. Ung thư vòm họng do Virus hướng lymphô Epstein Barr 

-Virus hướng lymphô Epstein Barr là loại virus người, thuộc nhóm Herpes, là nguyên nhân gây u lympho Burkitt ở Châu phi. Gần đây người ta nhận thấy EBV có mặt thường xuyên (100%) ở bệnh tích K vòm.

3. Ung thư vòm họng do yếu tố thuận lợi

4. Do môi trường

- Tiếp xúc với hơi các hóa chất độc, thuốc trừ sâu, phóng xạ…Điều kiện sống thấp.

 5. Ung thư vòm họng do tập quán 

- Thói quen hút thuốc lá, uống rượu. Thói quen ăn các thức ăn làm dưa, làm mắm; chiên nướng, thức ăn có thầu dầu, thức ăn ẩm mốc. Thắp nhiều hương khói. Người ta nhận thấy nồng độ Nitrosaminecủa những người K vòm cao hơn ở người bình thường

 6. Nitrosamin = Nitrit + amine  

- Nitrit có nhiều trong các loại củ cải, cải bẹ, cải bắp khi muối dưa nhờ sự lên men sẽ chuyển nitrat thành nitrit.

7 – Và 1 nguyên nhân gây ung thư hàng đầu nữa đó là Yêu bằng miệng

Phòng tránh ung thư vòm họng bằng cách nào?
Bệnh ung thư vòm họng ở người không có yếu tố nguy cơ rõ ràng, do đó chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.
Một số yếu tố về chế độ ăn uống và thói quen dùng rượu, thuốc lá có liên quan với nguy cơ gây bệnh nên thay đổi chế độ ăn, hạn chế rượu, thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ này.

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Một vài liệu pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng

Đôi điều về bệnh ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng (NPC) hay thường được gọi là "ung thư mũi" xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển từ các mô trong mũi hầu, khu vực phía sau khoang mũi và trên mặt sau của cổ họng. Vì các tính chất đặc biệt của nó, ung thư biểu mô vòm họng (NPC) thường được thảo luận như một sự tồn tại riêng biệt với các ung thư cổ và đầu khác.
Trong quãng thời gian 2003 và 2007, nó đã là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 7 ở nam giới ở Singapore và thứ 12 ở nữ giới, chiếm 4,6 phần trăm các ca tử vong ung thư ở nam giới và 1,7 phần trăm các ca tử vong ung thư ở phụ nữ. Trong ba chủng tộc lớn ở Singapore, tỷ lệ mắc NPC là cao nhất ở người Trung Quốc tiếp theo là người Mã Lai, và là hiếm gặp ở người Ấn Độ.

Điều trị bệnh ung thư vòm họng
Giai đoạn đầu
Khu trú, tiến triển chậm, ít ảnh hưởng tới toàn thân, thường kéo dài 1- 2 năm nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời đúng phác đồ có thể khỏi bệnh.
Giai đoạn lan tràn
Ảnh hưởng tới toàn thân rõ, tiến triển nhanh thường tử vong do khối u lan lên nền sọ, do di căn tới các phủ tạng như phổi, gan, xương.
Điều trị
Do khối u nằm trong hốc sâu, gần nền sọ, nên điều trị khó khăn, kết quả bị hạn chế, tiên lượng xấu.
Xạ trị
Co60 là biện pháp điều trị chủ yếu và cho kết quả khả quan nếu bệnh nhân đến sớm, nhất là đối với thể ung thư biểu mô không biệt hoá.
U nguyên phát được tia vào vùng cổ bên, với liều 65-70Gy trong vòng từ 6 đến 7 tuần.
Các hạch cổ  hoặc dưới hàm được tia với liều 50Gy trong thời gian 6 đến 7 tuần.
Gia tốc.
Cắm kim vào u và hạch trong trường hợp xạ ngoài đã đủ liều nhưng khối u chưa hết.
Phẫu thuật
Phẫu thuật nạo vét hạch cổ trước hoặc sau xạ trị.
Hoá trị liệu
Chỉ áp dụng với thể ung thư biểu mô không biệt hoá hoặc hạch cổ đã lan rộng và có di căn xa.
Miễn dịch trị liệu
Tác dụng tăng sức đề kháng và hỗ trợ trong xạ trị.

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư vòm họng

Chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng
Nếu chủ dựa vào những triệu chứng của ung thư vòm họng để chẩn đoán có phải mắc bệnh hay không thì không khoa học, tiến hành kiểm tra cụ thể là điều không thể thiếu. Chỉ có thông qua khám và chẩn đoán chính xác ung thư vòm họng bác sỹ mới có thể đánh giá một cách toàn diện bệnh tình của bệnh nhân, giúp bệnh nhân xác định hướng điều trị phù hợp. Do đó, nếu xuất hiện triệu chứng ung thư vòm họng, bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để tiến hành kiểm tra, phát hiện sớm, điều trị sớm sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.


Phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng

1, Kiểm tra vùng đầu, cổ: bảo gồm quan sát và sờ bên ngoài của vùng họng, vùng hạch cổ. Sờ hạch cổ nên sờ từ dưới cằm, dưới xương lưỡi, mô giáp, trước khí quản, hõm xương ức và đến hai bên xương quai xanh, xác định rõ vị trí hạch và kích thước. Khi vòm mũi họng cảm thấy có vật cản, nên tiến hành kiểm tra này.
2, Nội soi vòm họng: Nội soi vòm họng: nội soi gián tiếp vòm họng là phương pháp thường dùng và đơn giản nhất. đối với những kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu hoặc không dễ nhận thấy bệnh lý có thể lựa chọn nội soi trực tiếp và nội soi ống, từng bước nắm bắt tình hình xâm lấn của khối u, đồng thời có thể kịp thời theo dõi những biến chứng có dấu hiệu đáng nghi là di căn.
3, Kiểm tra hình ảnh học
- Chụp Xquang: chụp Xquang một bên và chính giữa vòm có thể xác định chính xác hình thái, kích thước và vị trí khối u, đồng thời nắm được tình trạng thay đổi của sụn và các cơ quan mềm, khi cần thiết nên tiến hành chụp vòm họng.
- Chụp cắt lớp siêu âm: Phương pháp này có nhiều ưu điểm như không gây tổn thương, thuận tiện, chính xác, chi phí thấp và có thể thực hiện kiểm tra nhiều lần. Có thể sử dụng để kiểm tra có hạch cổ hay không, định vị khối u và xác định có lây lan sang các bộ phận xung quanh không, đồng thời cũng là một phương pháp kiểm tra an toàn sau phẫu thuật.
- Chụp CT, cộng hưởng từ (MRI): kiểm tra CT và MRI có lợi cho việc xác định phạm vi xâm lấn của khối u trong vòm họng, có xâm lấn ra các bộ phận khác hay không. Phương pháp kiểm tra này phù hợp với chẩn đoán tình trạng di căn hạch cổ, giúp cho bác sỹ đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân một cách toàn diện, nâng cao hiệu quả điều trị, đặc biệt có tác dụng với bệnh nhân ung thư vòm giai đoạn cuối.

Phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng:
Sau khi được chẩn đoán, các bác sỹ sẽ xác định giai đoạn của bệnh, căn cứ vào giai đoạn bệnh cùng một vài yếu tố khác để quyết định kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh. Các biện pháp điều trị chính hiện nay gồm có:
1. Tia xạ: Với ung thư vòm hiện nay, xạ trị là phương pháp điều trị quan trọng nhất, chiếu tia cả khối u và hạch cổ nếu có. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các bác sỹ có thể xác định chính xác trường chiếu tia dựa vào các hình ảnh không gian 3 chiều nhằm tăng tối đa tác dụng của tia xạ trên khối u đồng thời hạn chế làm tổn thương mô lành.
2. Hóa chất: Trước đây hóa chất chỉ được sử dụng khi ung thư vòm có di căn xa hoặc khi điều trị tia xạ thất bại, xu hướng mới hiện nay là điều trị tia xạ kết hợp với hóa chất ngay từ đầu để làm tăng hiệu quả điều trị triệt để khối u.
3. Phẫu thuật: Do vòm họng nằm ở vị trí giải phẫu chật hẹp và sâu nên trước đây phẫu thuật không có vai trò quan trọng trong điều trị triệt để mà chỉ có vai trò trong việc lấy bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh. Ngày nay với sự tiến bộ của phẫu thuật nền sọ, kết hợp với nội soi đã mở ra cơ hội chữa khỏi bệnh cho những bệnh nhân ung thư vòm thể kém đáp ứng với tia xạ như thể sừng hóa hoặc tái phát. 
Ngoài ra phẫu thuật còn có thể loại bỏ các hạch di căn ở vùng cổ giai đoạn còn khu Ngoài các phương pháp điều trị cơ bản như trên, các nhà khoa học hiện nay đang nỗ lực nghiên cứu các biện pháp điều trị mới dựa trên sinh học phân tử, công nghệ gen, miễn dịch học… và bước đầu đã cho thấy hiệu quả điều trị tích cực.
Tiên lượng bệnh phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn bệnh khi được phát hiện, nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm tỷ lệ sống trên 5 năm sau điều trị có thể lên tới trên 70%, nhiều trường hợp khỏi hẳn. Với ung thư vòm giai đoạn muộn, tỷ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao, tỷ lệ sống thêm trên 5 năm thấp từ 10% tới 40%. Tiên lượng bệnh còn phụ thuộc nhiều vào thể ung thư, ung thư biểu mô không biệt hóa có tiên lượng tốt nhất vì rất nhạy cảm với tia xạ, ung thư mô liên kết có tiên lượng kém nhất.